Câu hỏi thường gặp - Rego
Câu hỏi 1. Phấn hóa và cách khắc phục 2. Lệch màu, khác màu và cách khắc phục 3. Độ phủ kém và cách khắc phục 4. Hiện tượng bay màu – bạc màu và cách khắc phục 5. Hiện tượng rêu mốc và cách khắc phục 6. Hiện tượng phồng rộp và bong tróc và cách khắc phục 7. Hiện tượng bị kiềm hóa-loang màu và cách xử lý 8. Dùng máy phun áp lực để thi công Chất chống thấm có được không? 9. Có thể thi công trực tiếp Sơn chống thấm lên tường không? 10. Những lưu ý khi thi công sơn lót ? 11. Khi thi công sơn lại trên tường cũ có nên trét bột nữa không ? 12. Tôi muốn sơn lại trên tường đã quét vôi thì phải xử lý như thế nào ? 13. Tôi đã lột bỏ giấy dán tường. Tôi phải xử lý tường như thế nào để sơn lại ? 14. Làm thế nào để khi thi công không bị hiện tượng nhăn màng sơn ? 15. Nứt màng sơn, cần làm gì để tránh bị sự cố này ? 16. Làm thế nào để tránh bị hiện tượng phấn hóa ? 17. Làm thế nào để tránh hiện tượng lệch màu, khác màu ? 18. Độ phủ của sơn kém, làm thế nào để tránh xảy ra sự cố này ? 19. Làm thế nào để màng sơn tránh bị bay màu và bạc màu ? 20. Làm thế nào để tránh bị rêu mốc ? 21. Để tránh bị hiện tượng phồng rộp và bong tróc cần lưu ý những gì ? 22. Để tránh kiềm hóa – loang màu tôi cần phải làm gì ? 23. Tại sao thi thoảng có hiện tượng bị sọc sau khi sơn ? 24. Những tính năng nổi trội của sơn Rego là gì? 25. Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến khả năng lau chùi của sơn Lau Chùi Hiệu Quả và Lau Chùi Vượt Bậc ? 26. Tôi thấy tường ngoài trời không sử dụng sơn lót chống kiềm thường xảy ra hiện tượng loang màu nên sắp tới ngoài việc sử dụng sơn lót chống kiềm cho tường ngoài trời thì tôi muốn sử dụng cho tường trong nhà có được không ? 27. Có thể dùng sơn phủ trắng bình thường để làm sơn lót được không ? 28. Việc dùng sơn lót mang lại hiệu quả kinh tế gì ? 29. Tại sao phải dùng sơn lót chống kiềm khi sơn ngoài trời ? 30. Cần lưu ý gì khi thi công sơn lót ? 31. Trét bột bên trong nhà trước có bị ảnh hưởng gì không ? 32. Phương pháp thi công bột trét Rego như thế nào để đạt hiệu quả? 33. Tường nhà tôi sau khi xả nhám có nhiều lỗ nhỏ li ti. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng trên ? 34. Trước khi sơn, yêu cầu bề mặt phải chuẩn bị như thế nào ? 35. Khi sơn nhà lại có cần trét bột lại không? 36. Có một quy trình chuẩn nào để sơn một căn phòng không? 37. Khi sơn nhà lại có cần trét bột lại không? 38. Dùng sơn phủ một lớp có được không?
Trả lời

Hiện tượng:
Trên màng sơn có lớp phấn mỏng, điều này dễ dàng nhận ra khi dùng tay xoa lên màng sơn.

Nguyên nhân
– Sử dụng sơn nội thất cho tường ngoại thất.
– Màng sơn bị lão hóa theo thời gian.
– Màng sơn bị ngấm ẩm.

Biện pháp khắc phục
– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để khô đến mức yêu cầu: độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc để khô trong vòng 21-28 ngày (trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).
– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
a. 1 lớp sơn lót.
b. 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.

Hiện tượng:
Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới rõ rệt.

Nguyên nhân
– Dùng sơn không đúng loại sơn ban đầu để dặm vá.
– Sơn chưa đủ lớp nên màu sắc khác nhau.
– Thời gian sơn lại cách nhau quá lâu sẽ gây khác màu.
– Lỗi thi công sơn:
a. Sơn cách nửa, hoặc chỗ giáp mí lăn không đều.
b. Pha nước không đều giữa các lần sơn.
c. Dụng cụ thi công khác nhau.
d. Mảng tường có sơn lót và không có sơn lót sẽ có màu khác nhau (rất thường gặp khi dặm vá).
e. Các loại sơn có độ bóng cao khi sơn lên tường không phẳng sẽ thấy khác màu do độ bóng không đều.

Biện pháp khắc phục
– Sơn lại 1 hoặc 2 lớp trên cả mảng tường bị khác màu.
– Nếu màu chỉ khác nhau ở một khu vực nhỏ khi dặm vá thì có thể thử một vài tỷ lệ pha nước khác nhau cho đồng màu rồi tán rộng qua phần tường cũ để xóa vết khác màu.
– Chú ý làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ trước khi thi công

Hiện tượng:
Toàn bộ bề mặt không được che lấp tốt bởi lớp sơn phủ hoàn thiện, có thể nhìn thấy được lớp sơn nền.

Nguyên nhân
– Pha sơn quá loãng.
– Thi công sơn không đều, không đủ số lớp yêu cầu.
– Bề mặt không được chuẩn bị kỹ, bị chai cứng, không bám sơn.

Biện pháp khắc phục
– Không cần cạo bỏ màng sơn, chỉ cần làm sạch bề mặt, sơn thêm 1 hoặc 2 lớp sơn phủ
– Sử dụng thêm sơn lót nền đặc biệt đối với 1 số màu đặc biệt, có độ phủ kém.

Hiện tượng:
Màng sơn bị bạc sau một thời gian. Màu bị bạc thành từng mảng đồng nhất. Có sự khác nhau giữa những vùng trong bóng râm và những vùng tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và ánh nắng mặt trời đối với cùng một màu sơn.

Nguyên nhân
– Dùng sơn trong nhà thi công cho tường ngoài trời.
– Không sử dụng sơn lót.
– Pha loãng sơn
– Độ ẩm tường quá cao, thấm nước thường xuyên.
– Màng sơn quá cũ, bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại theo thời gian.

Biện pháp khắc phục
– Trong trường hợp lớp sơn còn bám dính tốt:
a. Xử lý các vết nứt hoặc nguồn gây ẩm (nếu có).
b. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi, các chất dầu mỡ (xả nước mạnh, quét, xả nhám…).
Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.
– Trong trường hợp lớp sơn không còn độ bám dính:
a. Cạo bỏ vị trí màng sơn bị sự cố
b. Xử lý các vết nứt hoặc nguồn gây ẩm (nếu có).
c. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi, các chất dầu mỡ (xả nước mạnh, quét, xả nhám…).
Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.

Hiện tượng:
Rêu xanh hoặc màu sẫm mọc trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.

Nguyên nhân
– Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết.
– Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả).
– Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
– Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm
– Sơn pha quá loãng (tỷ lệ pha nước 10%)
– Lăn sơn lên bề mặt bị nấm mốc chưa được xử lý triệt để bằng hóa chất chuyên dụng.
– Bề mặt sơn bị ẩm ướt.

Biện pháp khắc phục
– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu: độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc để khô trong vòng 21-28 ngày (trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).
– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
– Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để xử lý lớp rêu mốc trên tường. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
a. 1 lớp sơn lót.
b. 2 lớp sơn phủ hoàn thiện

Hiện tượng:
Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên. Phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian (từ vài tuần trở lên).

Nguyên nhân
– Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
– Màng sơn có đặc tính thở kém nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.
– Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.
– Độ bám dính của sơn không tốt do sơn có lượng nhựa thấp hoặc do bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ, còn dầu mỡ.

Biện pháp khắc phục
– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu: độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc để khô trong vòng 21-28 ngày (trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%)
– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
a. 1 lớp sơn lót.
b. 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.

Hiện tượng:

Màu sơn bị bạc thành từng vết loang lỗ, không có ranh giới rõ rệt, các vết bạc màu thường có màu trắng.
Các khu vực thường quan sát thấy sự cố: các vết tường nứt hoặc xung quanh các vết tường nứt, các vị trí hay bị ngấm ẩm như chân tường, bể nước, ống nước ngầm, nền bê tông nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng, lan can…

Các nguyên nhân có thể dẫn đến màng sơn bị kiềm hóa-loang màu
– Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết (độ ẩm tường dưới 16% theo máy đo độ ẩm hoặc để tường khô từ 24-28 ngày trong điều kiện thời tiết 30oC và độ ẩm không khí 80%).
– Thi công sơn lót khi vừa thi công xong bột trét (thi công sơn sau khi trét bột ít nhất 7 ngày).
– Không sử dụng sơn lót chống kiềm.
– Thi công sơn lót và sơn phủ mỏng (tỷ lệ pha nước đối với sơn lót và sơn phủ là 10%).
– Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài.
– Không xử lý chống thấm tốt tại các khu vực dễ bị ngấm ẩm: chân tường, lan can, máng xối, vị trí tiếp giáp với các vật liệu khác.

Các biện pháp khắc phục:
– Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra (độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc để tường khô trong vòng 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%)
– Chống thấm tại những vị trí bị ngấm ẩm, vi trí tiếp giáp với các vật liệu khác.
– Xử lý các vết nứt tường.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống
a. 1 lớp sơn lót chống kiềm.
b. 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.

  • Không.
  • Cấu tạo máy phun không cho phép.

Không.

– Chất chống thấm phải được thi công với xi măng theo đúng tỷ lệ. Tỷ lệ trộn: 0,5 lít nước + 1kg xi măng đen/trắng (tốt nhất là dùng với xi măng mác 400)+ 1kg Sơn Chống Thấm đa năng màng đàn hồi của Rego

– Nguyên tắc trộn: cho nước vào thùng rỗng, khô và sạch -> Sau đó, cho từ từ xi măng vào, vừa cho xi măng vừa khuấy đến khi hỗn hợp đồng nhất. Sau khoảng 10 phút cho  Sơn Chống thấm đa năng màng đàn hồi vào hỗn hợp trên & khuấy đến khi hỗn hợp đồng nhất.
Lưu ý: Làm ngược lại hỗn hợp sẽ bị vón cục hoặc không đạt được hiệu quả cao.

– Pha sơn với nước sạch theo tỷ lệ tối đa 10%. Pha nước đúng tỷ lệ để đảm bảo tính năng sản phẩm & chất lượng màng sơn hoàn thiện.
– Nếu trét bột thì thi công sơn lót sau khi trét bột ít nhất 7 ngày.
– Không sử dụng sơn trắng làm sơn lót.
– Không sử dụng sơn lót nội thất để thi công tường ngoại thất.

Tùy điều kiện cụ thể của bề mặt tường hiện tại, nếu lớp bột trên tường cũ bong tróc hoặc bột mềm hoặc ngấm ẩm quá nhiều thì bạn cần phải xả bỏ và thi công lại bằng bột trét Rego để đảm bảo sự đồng nhất và độ cứng của tường.
– Lưu ý: Nếu bề mặt tường cũ cứng, đồng nhất thì chỉ cần trét dặm để bề mặt tường được phẳng trước khi thi công sơn.

Với tường đã quét vôi, tốt nhất bạn nên xả bỏ lớp vôi cũ bằng bàn chải sắt hoặc cây sủi, sau đó xử lý bề mặt Sạch và Khô.

a. Bề mặt SẠCH là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn, keo dính… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn.
b. Bề mặt KHÔ là bề mặt có ẩm tường đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm Protimeter.
Hoặc Quý khách có thể kiểm tra bằng cách dán kín 04 cạnh của nilon lên trên bề mặt cần sơn. Sau 24h, nếu không thấy nhiều hơi nước đọng lại trên nilon thì có thể thi công sơn.
– Lưu ý: nếu Nếu bề mặt có nhiều lỗ hổng thì phải trám trét lại bằng bột trét, để khô, xả nhám trước khi vệ sinh bề mặt.

– Sau khi đã lột bỏ giấy dán tường, bề mặt tường phải được vệ sinh thật sạch và để khô trước khi thi công:
a. Bề mặt SẠCH là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn, keo dính… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn.
b. Bề mặt KHÔ là bề mặt có ẩm tường đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm Protimeter.
Hoặc Quý khách có thể kiểm tra bằng cách dán kín 04 cạnh của nilon lên trên bề mặt cần sơn. Sau 24h, nếu không thấy nhiều hơi nước đọng lại trên nilon thì có thể thi công sơn.
– Lưu ý: nếu Nếu bề mặt có nhiều lỗ hổng thì phải trám trét lại bằng bột trét, để khô, xả nhám trước khi vệ sinh bề mặt.

– Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp.
– Dùng đúng loại dung môi khi pha sơn (sơn dầu).
– Không thi công trong điều kiện quá nóng.

– Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).
– Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật

– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% % theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu …)
– Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).
– Không dùng sơn trong nhà thi công cho tường ngoài trời.
– Không pha sơn quá loãng.

– Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá (thi công sơn thử lên tường cũ, chờ khô và kiểm tra mức độ đồng màu).
– Thi công:
a. Pha sơn với tỷ lệ đều nhau. Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên cùng 1 mảng tường.
b. Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.
c. Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn cả mảng tường.
d. Sơn cùng 1 hệ thống trên cùng 1 mảng tường.
e. Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá.

– Không pha sơn quá loãng.
– Sơn đúng qui trình sơn và hệ thống sơn.

– Dùng đúng hệ thống và loại sơn thích hợp, không nên sử dụng các sơn nội thất cho tường ngoại thất.
– Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật

– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% % theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu …)
– Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.
– Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).
– Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…).

– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu …)
– Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).
– Vệ sinh sạch bề mặt hồ vữa trước khi thi công. Đảm bảo bề mặt không có dầu mỡ, bụi bẩn, hóa chất…
– Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.

– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).
-b) Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu …)
– Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).
– Sử dụng sơn lót Rego chống kiềm (khi thi công sơn cho tường ngoài trời).
– Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…).

– Nguyên nhân gây ra hiện tượng sơn bị sọc, chủ yếu là do kỹ thuật thi công sơn không đúng phương pháp. Hiện tượng này sẽ dễ thấy hơn khi dùng các loại sơn bóng hoặc bóng mờ.
– Để tránh tình trạng trên, khi thi công các loại sơn có độ bóng cao cần lưu ý về độ phẳng của bề mặt tường cần sơn, lăn sơn đúng kỹ thuật, không sơn cách nửa và tránh việc dặm vá.

Sơn Rego có những tính năng nổi trội sau:

a. Bề mặt láng mịn.

b. Che lấp khe nứt nhỏ.

c. Chống rong rêu và nấm mốc.

d. Ngăn ngừa vi khuẩn.

e. Chùi rửa dễ dàng.

f. Chống nóng hiệu quả

g. Mùi thơm dễ chịu

h. Độ phủ cao

i. dễ thi công

a. Có những nguyên nhân sau đây ảnh hưởng đến khả năng lau chùi của sơn: Pha nước quá loãng (lưu ý: tỷ lệ pha nước không quá 10%). Nếu pha nước vượt mức quy định sẽ làm loãng hàm lượng Silicate trong sơn dẫn đến khả năng chịu mài mòn của màng sơn bị giảm.
b. Những vết bẩn chỉ dính trên bề mặt sẽ dễ dàng được lau chùi khỏi màng sơn. Lưu ý nên lau chùi vết bẩn ngay khi mới vừa dính trên bề mặt lớp sơn hoàn thiện để đạt hiệu quả tối ưu về khả năng lau chùi. Đối với những vết bẩn bám dính lâu ngày việc lau chùi sạch sẽ không hiệu quả do vết bẩn đã bị thẩm thấu vào bên trong màng sơn sau một thời gian dài.
c. Có thể làm mờ vết bẩn bằng cách lau với nước xà phòng pha loãng.

Bạn có thể thi công sơn lót chống kiềm cho tường trong nhà nhưng lưu ý màng sơn sẽ cần nhiều thời gian khô lâu hơn trước khi tiến hành thi công lớp sơn phủ. Cần đảm bảo lớp sơn lót khô hoàn toàn để tránh việc màng sơn hoàn thiện trong nhà xảy ra hiện tượng bị nứt do lớp sơn lót chưa khô. Đối với hệ thống sơn trong nhà, Chúng tôi vẫn khuyến cáo Quý khách nên sử dụng sơn lót riêng cho tường nội thất.

Không dùng sơn phủ trắng để thay cho sơn lót vì lớp sơn này không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống kiềm, tạo độ bám dính, tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt,… nên có thể sẽ dẫn tới hiện tượng màng sơn hoàn thiện bị loang lỗ, kiềm hóa, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp.

– Dùng sơn lót làm tăng tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của màng sơn hoàn thiện
– Nếu không dùng sơn lót sẽ làm lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn (chi phí cao hơn), dễ bị sự cố loang lỗ, bong tróc…

– Việc không sử dụng lớp sơn lót sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ: lớp phủ màu không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn (chi phí cao hơn), dễ bị sự cố loang lỗ, kiềm hóa…

Lớp sơn lót này sẽ làm tăng khả năng chống kiềm (có trong xi măng, hồ vữa…), tăng độ bám dính và giữ màu sắc bền lâu cho sơn phủ…

Pha sơn với nước sạch theo tỷ lệ: tối đa 10% (pha sơn quá loãng sẽ giảm tính năng bảo vệ)
– Nếu trét bột thì thi công sơn lót sau khi trét bột ít nhất 7 ngày.
– Không sử dụng sơn trắng làm sơn lót. Sơn lót và sơn trắng có công dụng khác nhau.
– Không sử dụng sơn lót nội thất để thi công ngoại thất, sử dụng sai hệ thống làm giảm chất lượng của màng sơn hoàn thiện.

Nên tiến hành đúng thứ tự khi sơn: Ngoài trời trước, trong nhà sau vì như vậy sẽ hạn chế được nước mưa ngấm từ ngoài trời vào làm giảm chất lượng lớp bột và sơn bên trong.

– Để sử dụng bột trét Rego một cách hiệu quả:
a. Trộn bột/nước theo tỷ lệ phù hợp: 2.5 kg bột : 01 lít nước. Đổ nước sạch vào thùng trước rồi cho bột vào từ từ.
b. Dùng máy khuấy đều đến khi bột đạt trạng thái dẻo đồng nhất. Để yên hỗn hợp từ 10-15 phút trước khi tiến hành trét bột.
c. Trét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 1-2 giờ trong điều kiện thời tiết bình thường (Nhiệt độ 30oC, độ ẩm 80%)
d. Chờ 1-2 ngày, sau đó tiến hành xả nhám (có thể dùng giấy nhám 180 đến 220).
– Lưu ý: 

  • Sau khi đã trộn, bột có thể sử dụng trong khoảng 1-2 giờ, quá thời gian này bột sẽ bị khô và cứng lại nên không thi công được nữa.
  • Không trét bột trên bề mặt có nhiệt độ 40°C trở lên.
  • Trường hợp bề mặt háo nước cần phải phun sương làm ẩm.

Bạn nên sử dụng bột trét Rego dùng cho tường trong nhà và ngoài trời sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Trước khi sơn, bề mặt tường cần được đảm bảo 2 yếu tố: SẠCH và KHÔ.
+ Bề mặt SẠCH là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn.
+ Bề mặt KHÔ là bề mặt có độ ẩm tường đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm Protimeter. Trường hợp không có máy đo, nên chờ tường khô từ 3 – 4 tuần kể từ sau khi tô hồ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÔ RÁO.

Thông thường khi sơn lại nhà sẽ không cần trét lại bột. Tuy nhiên nếu có một số vị trí tường cũ không bằng phẳng hay bị nứt lớn thì có thể phải trét dặm để lấy lại bề mặt phẳng.

Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc hay bị ngấm ẩm thì phải xả bỏ lớp bột cũ, để khô tường rồi làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.

Nói chung khi tiến hành sơn một căn phòng, bạn nên theo thứ tự sau:
1. Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong.
2. Ưu tiên sơn từ trên xuống dưới.
3. Sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.

Thông thường khi sơn lại nhà sẽ không cần trét lại bột. Tuy nhiên nếu có một số vị trí tường cũ không bằng phẳng hay bị nứt lớn thì có thể phải trét dặm để lấy lại bề mặt phẳng.

Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc hay bị ngấm ẩm thì phải xả bỏ lớp bột cũ, để khô tường rồi làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.

Nếu chỉ sơn 1 lớp thì hầu như không thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ: Sơn không đều màu và không che lấp được lớp nền. Nếu sơn 1 lớp thật dày để che lớp nền thì mặt sơn sẽ không đẹp (và không bền) so với sơn 2 lớp mỏng hơn.